RSS
Facebook
Twitter

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì điều mà bố mẹ quan tâm nhiều nhất là chuẩn bị một thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi với đầy đủ những dưỡng chất cần thiết. Vậy thuc don tre 6 thang tuoi nên và không nên và không nên có những thực phẩm nào để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Thực phẩm nên có trong thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi

Thực phẩm nên có trong thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi
Bí ngô: trong bí ngô có chứa nhiều vitamin A, C
Đậu lăng: giàu protein, chất xơ và nhiều chất có lợi khác
Rau màu xanh đậm ( rau chân vịt, rau dền, rau ngót,...): giàu chất sắt và folate
Hoa lơ xanh: giàu chất xơ và folate, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư
Việt quất: tốt cho mắt, não và cơ quan bài tiết của trẻ
Quả bơ: chứa nhiều chất béo không bão hoà
Thịt: nhiều mẹ lại không chọn thịt cho thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi, tuy nhiên trẻ 6 tháng tuổi đã có thể ăn thịt, hơn nữa trong thịt có chứa nhiều kẽm và sắt rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Mận khô: chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón khi trẻ bắt đầu ăn dặm
Đậu gà: giàu chất xơ và protein
Quýt: giàu vitamin C và cung cấp các chất giải độc cho cơ thể, là loại quả được rất nhiều trẻ yêu thích.

"Trong quá trình cham soc tre so sinh mua he, bố mẹ thường lúng túng trong việc không biết làm thế nào để giúp con tránh được cái nóng bức của mùa hè cũng như các bệnh thường gặp trong mùa hè. Để chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè thật tốt bố mẹ nên chuẩn bị sẵn cho mình những kiến thức về các bệnh thường gặp vào mùa hè như: tay chân miệng, sốt phát ban, thuỷ đậu,...các dấu hiệu cũng như các phòng tránh các bệnh này. Bố mẹ hãy chuẩn bị cho con những bộ quần áo giúp thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, tốt nhất là nên chọn những bộ có chất liệu cotton. Nếu bố mẹ có ý định lắp điều hoà trong phòng trẻ sơ sinh thì cần chú ý không nên lắp quá gần trẻ, không để hướng điều hoà thổi thẳng vào trẻ. Chúc bố mẹ có thể chăm sóc con thật tốt trong mùa hè này."

Thực phẩm không nên có trong thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi

Thực phẩm không nên có trong thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi
Các loại hạt có đầu nhọn
Thực phẩm ít chất béo
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ nhưng chứa nhiều cám
Trứng sống hay chưa được nấu chín, lòng trắng trứng gà
Đồ ăn chứa nhiều muối
Đồ uống có ga
Trà, cà phê và sữa có mùi vị nhân tạo
Thực phẩm dành cho người lớn như nước sốt thịt hay nước sốt cà chua
Đường viên
Gan nhưng vẫn dùng được nếu cần bổ sung thêm vitamin A cho trẻ.
Hy vọng với những chia sẻ về thực phẩm nên có và không nên có trong thực đơn cho trẻ 6 tháng đã giúp ích được bố mẹ trong việc chuẩn bị quá trình ăn dặm cho con.

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Các mẹ cho con ăn dặm theo cách mà các ông bà vẫn dùng để nuôi con thì hẳn là không xa lạ với những món bột ngọt rồi. Đây được coi là món ăn cho trẻ 6 tháng tuổi được sử dụng nhiều trong các gia đình Việt Nam. Chính món ăn này đã là bữa ăn dặm đầu tiên của không ít thế hệ con người. Nếu mẹ nào muốn cho con ăn dặm theo phương thức truyền thống thì có thể tham khảo một số món bột ngọt cho trẻ 6 tháng tuổi dưới đây nhé.

Bột ngọt hỗn hợp khoai tây cà rốt

món ăn cho trẻ 6 tháng tuổi
Cách nấu: 
Hấp chín khoai tây và cà rốt, lượng theo nhu cầu ăn của bé. 
Sau đó mẹ cho khoai tây, cà rốt vào máy xay để nghiền nhuyễn, nên xay khi còn nóng.
Do trong khoai tây có chứa nhiều tinh bột này nên mẹ không cần cho thêm bột nữa
Trộn đều khoai tây và cà rốt, sau đó thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức. 
Cuối cùng mẹ đã có món súp khoai tây, cà rốt bổ dưỡng rồi.

Bột ngọt khoai lang 

món ăn cho trẻ 6 tháng tuổi
Cách nấu:
Khoai lang gọt vỏ đem hấp chín, cho vào máy xay để xay nhuyễn, đảm bảo đủ độ sánh mịn mà bé có thể ăn.
Sau đó mẹ trọn thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào khoai lang đã xay nhuyễn. Nhưng với món này thì mẹ không cần cho quá nhiều sữa bởi khoai lang cũng đã có độ ngọt tự nhiên rồi
Thế là xong và mẹ đã có món bột ngọt khoai lang dành cho bé yêu, đặc biệt món này rất có lợi cho những bé đang bị táo bón.

"Trong những ngày hè nắng nóng nhưng với trẻ sơ sinh thì các mẹ vẫn phải tắm cho con bằng nước ấm, tuyệt đối không được tắm cho trẻ bằng nước lạnh. Đó mới là cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè đúng đắn. Đừng thấy nhiệt độ ngoài trời cao mà cho rằng không cần thiết phải tắm nước nóng, như vậy là bạn đã gián tiếp hại chứ không phải chăm sóc trẻ sơ sinh. Khi tắm bố mẹ phải cho trẻ tắm ở trong phòng kín, tránh gió lùa, đảm bảo như khi tắm cho trẻ vào mùa hè vậy."

Bột ngọt bí đỏ

món ăn cho trẻ 6 tháng tuổi
Cách nấu:
Bí đem đun chín, rồi xay nhuyễn với một lượng phù hợp với nhu cầu của trẻ
Sau đó đem bột cho vào nồi đun trên bếp, khuấy đều tay. Khi bột chín thì để nguội đến khoảng 40 độ thì cho thêm một lượng sữa vừa phải, khuấy đều để tạo vị ngọt cho món bột.
Cuối cùng thì múc ra bát và cho trẻ ăn thôi

Bột ngọt ngô ngọt 

món ăn cho trẻ 6 tháng tuổi
Cách nấu:
Tách ngô lấy hạt, dùng 1 bắp hay nửa bắp thì phụ thuộc vào lượng ăn của trẻ.
Tiếp theo, mẹ cho ngô vào máy xay, xay cùng với nước để đủ quấy bột
Sau đó, đem ray qua lưới để nước cốt được sánh mẹ và không có cặn.
Ngô cũng có tình bột nên mẹ không cần cho thêm bột nhiều chỉ nên bằng nửa các bữa bột khác.
Cho hỗn hợp bột ngô lên bếp đun và khuấy đều tay để không bị vón cụ đến khi bột chín đều thì bắc ra đê nguội
Đến khi bột còn 40 độ thì cho thêm sữa vào rồi khuấy đều cho tan là xong và mẹ có thể cho trẻ ăn.

Nói chung cách nấu những món bột ngọt cho trẻ 6 tháng tuổi này khá đơn giản, cũng không mất quá nhiều thời gian của các mẹ, rất phù hợp với những mẹ hết thai sản phải đi làm không có nhiều thời gian để chăm sóc con.

>>>>>Có thể bạn muốn biết: Con ăn dặm là lúc mẹ trổ tài nấu ăn của mình

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Để chế biến các món ăn dặm thật ngon thì không thể thiếu những thực phẩm cần thiết rồi. nhung thuc pham cho tre 6 thang tuoi như: bơ, khoai lang, cà rốt,... sẽ không rất thích hợp cho mẹ khi nấu những món ăn dặm đầu tiên cho con. Những thực phẩm này không chỉ dễ ăn mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ. Bài viết hôm nay xin giới thiệu đến các mẹ những thực phẩm cho trẻ 6 tháng ăn dặm cực bổ dưỡng.

Chuối

nhung thuc pham cho tre 6 thang tuoi
Một loại quả rất quen thuộc, mà giá thành lại rẻ, dễ chế biến nhưng lại có tác dụng cực tốt trong việc ngăn ngừa cũng như điều trị táo bón ở trẻ. Bên cạnh đó, trong chuối cũng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: kali, magie, canxi, sắt,...tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

nhung thuc pham cho tre 6 thang tuoi
Bơ với một mùi thơm dễ chịu, hương vị béo ngậy, lại dễ ăn sẽ là một sự lựa chọn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của trẻ 6 tháng. Hơn nữa, trong bơ còn có chứa nhiều chất béo chưa bão hoà rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, so với các loại trái cây khác bơ có chứa lượng protein cao nhất, gần bằng lượng protein có trong sữa mẹ.

"Lựa chọn những thực phẩm an toàn cho thực đơn hàng ngày của mẹ cũng là một cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè. Tại sao ư? Bởi người ta vẫn nói mẹ có khoẻ thì con mới khoẻ được, khi con bú sữa mẹ cũng chính là đang hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ, mẹ ăn gì con ăn nấy. Nhất là trong những ngày mùa hè thực phẩm rất nhanh bị hỏng nếu mẹ ăn những thực phẩm ôi hỏng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả con và mẹ. Hơn nữa những ngày mùa hè mẹ cũng không nên ăn những thực phẩm có tính nóng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ sơ sinh. Khi đó mẹ không thể chăm sóc trẻ sơ sinh  vào mùa hè tốt được."


Khoai lang

nhung thuc pham cho tre 6 thang tuoi
Khoai lang là thực phẩm cho trẻ 6 tháng tuổi có chứa nhiều kali, vitamin C, chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ. Khoai lang với hương vị thơm bùi, ngọt ngào sẽ là một món ăn dặm ưu thích của nhiều trẻ.

Cà rốt

nhung thuc pham cho tre 6 thang tuoi
Trong cà rốt có chứa nhiều beta-carotene, rất tốt cho mắt của trẻ cũng như ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư. Với vị ngọt của mình, cà tốt sẽ là một trong những thực phẩm cho trẻ 6 tháng tuổi được nhiều mẹ lựa chọn nhất cho con của mình.

Đu đủ

nhung thuc pham cho tre 6 thang tuoi
Đu đủ với đặc điểm mềm, dễ nuốt, không cần chế biến sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ. Ngoài ra, trong đu đủ còn chứa nhiều enzim và chất xơ, phù hợp với hệ tiêu hoá non nớt của trẻ. Đu đủ cũng có chứa nhiều beta-carotene, giuso ích cho quá trình phát triển thị lực ở trẻ.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Có thể mẹ không biết rau dền, cực tốt cho các bé đang trong quá trình ăn dặm, với tính mát, lại dễ tiêu đối với hệ tiêu hoá còn non nớt của bé. Nếu mẹ đang chọn các món ăn dặm cho bé 6 tháng thì đừng bỏ qua các món làm từ rau dền nhé. Thật ra ngay từ tháng thứ 5, bé đã có thể ăn được rau dền rồi, mẹ có thể nấu chín rau dền rồi lấy nước pha sữa cho bé uống. Khi bé 6 tháng tuổi thì mẹ có thể nấu những món ăn từ rau dền


Cháo rau dền

các món ăn dặm cho bé 6 tháng
Cháo rau dền có tác dụng cực tốt trong việc giải nhiệt và trị kiết lị, rất thích hợp cho những bé đang bị suy nhược cơ thể,  đại tiệm kém hay kiết lị cấp tính hoặc viêm đại tràng cấp tính. Mẹ nên thường xuyên cho bé ăn, vừa tốt cho hệ tiêu hoá của bé, vừa tăng cường sức khoẻ cho bé.


Canh rau dền

Canh rau dền là sự lựa chọn hoàn hảo cho những bé bị nóng, táo bón, đái dắt. Với món canh rau dền sẽ giúp bé thông đờm mát phổi, có lợi cho tiêu hoá. Những ngày hè nắng nóng, mẹ đừng bỏ qua món này nhé.

"Trong những ngày mùa hè nắng nóng bố mẹ không nên cho trẻ sơ sinh mặc tã lót cả ngày, sẽ làm da trẻ bị bí, bé ra mồ hôi nhiều đóng bỉm cả ngày sẽ làm da trẻ nổi mẩn ngứa, lâu dần sẽ khiến trẻ hăm tã. Tránh hăm tã cũng chính là cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè mà bố mẹ nên làm. Bố mẹ nên sử dụng tã bỉm hợp lý, lúc không cần thiết hãy tháo bỉm cho trẻ, thay tã bỉm thường xuyên. Đừng biến việc chăm sóc trẻ sơ sinh trở nên khó khăn từ sự thiếu kiên thức chăm sóc con bố mẹ nhé."


Canh đậu phụ rau dền

Thêm một món ăn dặm cho bé 6 tháng từ rau dền cho mẹ, canh đậu phụ rau dền chính là biến tấu từ món canh rau dền vì nó chỉ khác là mẹ cho thêm đậu phụ để tạo sự mới lạ và ngon miệng hơn cho bé khi bé đã quen với món canh rau dền rồi. Canh đậu phụ rau dền cũng rất tốt trong việc thanh nhiệt mát gan, nhuận tràng, sẽ rất tốt cho trẻ bị nóng gan hoặc bị đau bọng mắt.


Rau dền trộn

các món ăn dặm cho bé 6 tháng
Biến tấu rau dền và mẹ có thêm một món ăn dặm cho bé 6 tháng rồi. Mẹ nên luộc qua rau dền để đảm bảo độ chín nhé, sau đó cắt nhỏ cho bé ăn, để bé ăn ngon miệng hơn mẹ có thể cho thêm một ít gia vị

Các món ăn dặm cho bé 6 tháng từ rau dền trên sẽ rất thích hợp khi những ngày hè đang đến gần, nếu mẹ chuẩn bị cho con ăn dặm thì đừng bỏ qua nhé.

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Trong giai đoạn ăn dặm đầu tiên khi bé được 6 tháng tuổi thì bé mới chỉ ăn được những món ăn dạng lỏng như bột nên để bé ngon miệng hơn thì phụ thuộc vào tài nấu ăn của mẹ rồi. Dưới đây là cac mon an dam cho be 6 thang tuoi mẹ có thể tham khảo và nấu theo cách của mình để tạo ra những bữa ăn dặm thật ngon cho bé yêu nhé.


Món ăn dặm 1: Bột trứng mật ong

cac mon an dam cho be 6 thang tuoi
Chuẩn bị: trứng gà: 1 quả, bột ăn dặm: 2 thìa, mật ong: 1 thìa, nước
Cách làm:
Đầu tiên, mẹ đem trứng đi luộc chín và chỉ lấy 1/2 lòng đỏ thôi (giai đoạn này bé mới chỉ ăn được lòng đỏ mà thôi), cho lòng đỏ trứng gà vào bát thêm một ít nước ấm và đánh tan
Tiếp theo, hoà tan bột ăn dặm đã chuẩn bị với nước lạnh, khuấy đều tay, đem lên bếp đun nhỏ lửa cho chín đều.
Sau đó, khi bột đã chín (khi nghiêng nồi mẹ thấy bột có màu trong và không bị dính nữa), thì mẹ cho lòng đỏ trứng đã đánh tan vào khuấy đều rồi cho thêm 1 thìa mật ong, tiếp tục khuấy đều, đến khi sôi là có thể bắc ra
Đối với bột trứng mật ong để thơm ngon thì mẹ nên cho con ăn khi còn nóng.


Món ăn dặm 2: Bột ngũ cốc sữa

cac mon an dam cho be 6 thang tuoi
Chuẩn bị: ngô nếp non: 2 bắp, sữa bột: 2 muỗng, nước
Cách làm: 
Đầu tiên, mẹ tách ngôn lấy hạt, rửa sạch rồi cho vào máy xay, thêm một 1 bát nước, nghiền nhuyễn rồi ray qua lưới để lấy tinh bột ngô và loại bỏ bã.
Tiếp theo, hoà sữa bột với nước ấm, hoà đặc
Sau đó, cho nồi nước ngô đã xay lên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều liên tục. Tuy bột ngô đã quánh lại thì mẹ vẫn phải khuấy đều cho đến khi bột ngô chín hẳn.
Cuối cùng, khi bột ngô đã chín thì mẹ cho thêm sữa đã hoà vào khuấy đều và đợi đến khi nồi sôi lần nữa thì bắc ra là mẹ đã có món bột sữa ngũ cốc cực kì thơm ngon cho bé rồi.
Chú ý: do ngôn non rất dễ cháy nên mẹ phải khuấy đều tay, và tất cả đều chuẩn bị trước khi nấu để có thể tập trung để ý nồi bột.

Đã bao giờ bạn tự hỏi những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ có thực sự như người ta vẫn ca tụng hay không, chẳng lẽ tôi không nuôi con bằng sữa mẹ thì không được, vậy những đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ thì sẽ kém hơn những đứa khác à. Thật ra các chuyên gia chỉ khuyến cáo các mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ thôi, nếu mẹ không muốn thì cũng không thể ép được. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ không phải là vạn năng nhưng chắc chắn hơn những gì mà sữa công thức có thể mang lại cho con của bạn. Vậy nên tôi vẫn khuyên các mẹ nếu có điều kiện thì nên nuôi con bằng sữa mẹ.


Món ăn dặm 3: Bột sữa bí đỏ

cac mon an dam cho be 6 thang tuoi
Chuẩn bị: bí đỏ hấp chín: 1 muỗng, bột gạo (4 muỗng), bột sữa (4 muỗng), dầu ăn (1 muỗng), nước.
Cách làm:
Đầu tiên, đem bí đỏ đã hấp chín xay nhuyễn với 1/3 chén nước
Tiếp theo, hoà tan bột gạo với 2/3 chén nước
Sau đó, cho hỗn hợp bột gạo và bí đỏ ở trên vào nồi đun sôi (tránh việc bị vón cục thì mẹ cần khuấy đều tay). Đến khi bột chín thì cho thêm dầu ăn và bắc khỏi bếp, thêm từ từ bột sữa và khuấy đều là xong
Đối với món bột sữa bí đỏ thì mẹ nên cho bé ăn khi đã nguội

Trên đây chỉ là 3 trong các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, còn rất nhiều món nữa mẹ có thể nấu cho bé. Mỗi món sẽ có những cách làm khác nhau nhưng để khác biệt cũng như đem lại cảm giác lạ miệng cho bé, với mỗi món mẹ có thể chế biến theo cách riêng của mình miễn là vẫn giữ được những yếu tố chính của món ăn dặm là được.

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016

Khi mới sinh được sinh ra, cơ thể chưa hoàn thiện nên hệ tiêu hoá của các bé còn rất yếu nhất là khi mùa hè- mùa của những bệnh về đường tiêu hoá. Để cham soc be so sinh mua he thật tốt mẹ cần có những kiến thức về những về đường tiêu hoá ở bé sơ sinh vào mùa hè để có những biện pháp phòng tránh cho bé.

Bệnh tiêu chảy

cham soc be so sinh mua he
Đây là bệnh về đường tiêu hoá thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Biểu hiện của bệnh: Bé liên tục đi ngoài, phân lỏng như nước, quấy khóc nhiều hơn, mắt hơi lõm, da nhăn.
Nguyên nhân: do nguồn sữa
Đối với những bé được nuôi bằng sữa mẹ thì có thể do người mẹ ăn các món ăn có tính hàn hoặc dùng thuốc xổ trong khi cho con bú.
Đối với những bé được nuôi bằng sữa công thức thì có thể do bé bị ứng với sữa
Cơ thể bé bị rối loạn tiêu hoá
Giải pháp:
Bé bị tiêu chảy sẽ mất nhiều nước, để cho bổ sung thêm nước cho con thì mẹ nên cho con bú thường xuyên hơn nếu nuôi con bằng sữa mẹ, và người mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề ăn uống của mình.
Tránh ăn những đồ ăn gây kích thích hệ tiêu hoá của bé.
Bé được nuôi bằng sữa ngoài thì mẹ có thể cho bé uống thêm nước lọc, nếu bé bị dị ứng với sữa ngoài thì mẹ nên xem xét đến việc đổi sữa khác cho bé.

Bệnh táo bón

cham soc be so sinh mua he
Táo bón cũng là một trong những bệnh thường gặp ở bé sơ sinh nhất là vào những ngày hè nắng nóng. 
Biểu hiện của bệnh: mỗi ngày bé đi tiểu dưới 2 lần, quấy khóc nhiều hơn bình thường.
Nguyên nhân:
Do bẩm sinh cấu tạo hệ tiêu hoá của bé không bình thường như: suy giáp trạng, đại tràng phình to,... tuy nhiên trường hợp này chỉ chiếm 5%
Do bé uống sữa ngoài, nếu bé bú sữa mẹ sẽ ít bị táo bón hơn. Có thể thấy lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ hơn hẳn việc nuôi con bằng sữa ngoài trong việc giảm tình trạng táo bón ở trẻ.
Do người mẹ đang cho con bú nhưng lại ăn những thực phẩm có tính nóng như: ớt, gừng,...
Giải pháp:
Đối với bệnh này cách tốt nhất là nên đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất để được các bác sĩ chữa trị.
Nếu bé được nuôi bằng sữa ngoài thì nên đổi sữa khác cho bé.
Người mẹ cho con bú nên ăn những món ăn có tính nhuận tràng, dễ tiêu hoá như: đu đủ, khoai lang,...

Bệnh kiết lị

cham soc be so sinh mua he
Bệnh kiết lị là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm đối với các bé sơ sinh nhất là vào những ngày hè. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến khả năng bị tử vong ở trẻ. Vậy nên bố mẹ cần theo dõi kịp thời tình trạng của bé để kịp thời phát hiện những biểu hiện của bệnh.
Biểu hiện của bệnh: bệnh rất dễ xảy ra vào những ngày thời tiết tăng cao. Bé đi vệ sinh phân ít kèm theo máu và chất nhầy; khiến bé bị đau bụng, hôn mê. 
Giải pháp:
Đối với những bé được nuôi bằng sữa mẹ thì mẹ nên cho bé bú sữa mẹ đến 18 hoặc 24 tháng tuổi
Đối với những bé được nuôi bằng sữa ngoài thì những dụng cụ pha sữa cho bé cần được rửa qua nước sôi và người pha sữa cho bé cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi pha.

Ở phần trước, chúng tôi đã giới thiệu đến bố mẹ những bệnh về đường tiêu hoá ở bé sơ sinh vào mùa hè: bệnh tiêu chảy, táo bón, khiết lị. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu thêm về một số bệnh nữa bao gồm những biểu hiện và cách phòng tránh để bố mẹ có thể yên tâm cham soc tre so sinh trong mua he.

Bệnh thương hàn

cham soc tre so sinh trong mua he
Nguyên nhân gây bệnh: do vi trùng có tên Salmonella enterica serovar Typhi gây lên, bệnh này rất dễ lây lan trên diện rộng, nhất là khi nguồn nước bị ô nhiễm, ngày hè nắng nóng cũng là điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Biểu hiện của bệnh: bé bị tiêu chảy hoặc táo bón, mệt mỏi, lâm vào hôn mê, nếu không được cấp cứu kịp thời thì có khả năng dẫn đến tử vong.
Cách phòng tránh: vệ sinh cho con hàng ngày, làm sạch môi trường sống của con. Đối với những bé bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi thì mẹ cần cho bé ăn chín uống sôi, lựa chọn những món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi phù hợp với thời tiết mùa hè, tránh những đồ có tính nóng.

Bệnh sa trực tràng

cham soc tre so sinh trong mua he
Biểu hiện của bệnh: ở hậu môn có một đoạn ruột màu đỏ bị lòi ra ngoài.
Nguyên nhân gây bệnh: do cấu trúc giải phẫu chỗ giao tiếp giữa ống hậu môn và bóng trực tràng có biểu hiện bất thường, kèm theo đó là tình trạng tăng áp lực ở tầng sinh môn khi bé bị tiêu chảy, kiết lỵ táo bón,...
Cách phòng tránh: bố mẹ không cần lo lắng quá nhiều vì đây là bệnh lành tính, không quá nguy hiểm đến bé. Nếu bé có biểu hiện của bệnh thì bố mẹ có thể dùng tay sạch để nhét đoạn ruột vào cho bé, sau đó đưa bé đến cơ sở y tế để được các bác sĩ điều trị đúng cách.

Bệnh tắc ruột

cham soc tre so sinh trong mua he
Biểu hiện của bệnh: đầu tiên bé có thể bị đau bụng, quấy khóc vì đau, bị sốt, nôn nhiều, bụng chướng, đi vệ sinh không ra phân su. có thể thấy hoặc không thấy lỗ hậu môn của bé.
Đây là một bệnh cực kì nguy hiểm, nếu bé có những biểu hiện trên mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để kịp thời chữa trị.

Những bệnh trên không chỉ hay xảy ra trong những ngày hè nắng nóng mà ngay cả những mùa khác bé vẫn có nguy cơ mắc nên bố mẹ cần phải có những biện pháp thích hợp, theo dõi con thường xuyên để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường. Hy vọng với những chia sẻ trong cả 2 phần sẽ giúp bố mẹ có thể chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè.

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Hầu hết các bà mẹ hiện nay đều thống nhất một điều rằng không có gì tốt hơn việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, nhất là trong 6 tháng đầu đời. Nhưng nuôi con bằng sữa mẹ cũng không đơn giản đâu các mẹ nhé, lúc thì lo không đủ sữa cho con bú, lúc thì lo sữa không đủ chất dinh dưỡng cho bé,...Dưới đây sẽ là một số tuyệt chiêu giúp mẹ nuôi con bằng sữa mẹ một cách hiệu quả nhất.

Đầu tiên là cho con tiếp xúc với mẹ ngay từ sớm

nuoi con bang sua me
Cho con tiếp xúc với mẹ tốt nhất là ngay sau khi sinh, cho bé nằm trên cơ thể mẹ, da tiếp xúc với da. Điều này không chỉ giúp bé hấp thụ được những kháng thể có lợi từ cơ thể mẹ mà còn hình thành phản xạ tìm ti mẹ để bú của trẻ. Nhiều mẹ sợ mình vừa sinh chưa có sữa cho con bú nên cho con bú bình, điều này tạo thói quen bú bình cho bé khiến bé thờ ơ với việc bú mẹ.

Cho con bú ngay sau khi sinh

Một quan điểm sai lầm trong các bà mẹ là cho rằng sau khi sinh chưa có sữa cho con bú mà không biết rằng ngay sau khi sinh bà mẹ nào cũng đã có sữa cho con bú. Sữa tại thời điểm này đặc và có màu vàng, chứa nhiều chất đề kháng cực kỳ tốt cho trẻ. Lúc này bé cũng chỉ cần một lượng ít sữa mẹ là được vì dạ dày của bé còn yếu.

Trong những ngày đầu sau khi sinh, lượng sữa sẽ không ra nhiều, bé cũng chỉ cần một lượng ít sữa. Sữa đặc, non thường khó vắt nhưng chỉ cần trẻ bú, sữa sẽ ra nên khi thấy vú mềm mẹ không cần lo lắng là không có sữa.

Cũng như việc cho con bú ngay sẽ giúp bé quen với việc bú sữa mẹ, sữa mẹ cũng nhanh về hơn, dần dần vú mẹ sẽ căng và đau.

Mỗi lần cho con bú ít nhất 20 phút

nuoi con bang sua me
Sau một thời gian khi sữa mẹ đã ổn định, mỗi lần cho bé bú sẽ có 2 loại sữa khác nhau: sữa đầu trong và sữa sau là sữa đặc béo. Sữa béo này chỉ chảy ra vào lúc cuối khi bé bú sữa mẹ, sữa này là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Để trẻ có thể hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng thì mỗi lần cho con bú nên kéo dài ít nhất 20 phút.

Cho bé bú đến khi cạn sữa

Việc cho con bú đến khi cạn sữa sẽ giúp những lần sau sữa ra nhiều hơn.
Nếu bé bú không hết, mẹ có thể vắt nốt sữa và bảo quản trong tủ lạnh, vừa giúp tăng lượng sữa mẹ trong những lần cho con bú sau, vừa tận dụng được nguồn sữa béo. Hoặc mẹ có thể cho bé bú cạn bên ngực trái trước, lần sau đổi lại cho trẻ bú cạn bên ngực phải trước.

Mẹ phải có chế độ ăn uống hợp lý, tâm lý ổn định

nuoi con bang sua me
Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ phải có một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ, nuôi dưỡng nguồn sữa tốt cho con.

Nếu quyết định nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, thì mẹ không được ăn kiêng mà phải để mức cân nặng nhiều hơn khi có bầu, như vậy mới đảm bảo đủ lượng chất béo cần thiết trong sữa mẹ.

Nhiều bà mẹ sau khi sinh thường lâm vào tình trạng bị trầm cảm, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nuôi con. Hãy lấy con làm động lực để điều chỉnh tâm lý của mình, hãy nhớ rằng mẹ khoẻ thì con mới khoẻ được.

Trong 6 tháng đầu, không cho trẻ dùng sữa bột

nuoi con bang sua me
Trong 6 tháng đầu này điều tốt nhất cho con là được bú sữa mẹ hoàn toàn, không nên cho trẻ dùng sữa bột. Đừng sợ không có sữa cho con bú, trong cơ thể mẹ lúc nào cũng có sữa vấn đề chỉ là nhiều hay ít mà thôi, mạnh dạn cho con bú thì sữa mới về được. Cho con bú nằm mẹ sẽ đỡ mệt và con cũng sẽ dễ ngủ hơn.

" Sau 6 tháng cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ là giai đoạn bạn bắt đầu cho con ăn dặm, giai đoạn này thì điều lo lắng của các mẹ sẽ chuyển sang việc chọn thuc don an dam cho tre 6 thang như thế nào, món gì bé ăn được, bé ăn bao nhiều là đủ,..."

Đừng quá lo lắng vì không đủ sữa cho con bú, bạn cứ điều chỉnh theo các cách trên thì không lo sữa không về.


Một trong những cách chăm sóc bé sơ sinh vào mùa hè là thường xuyên tắm cho bé. Ngày hè nhiệt độ tăng cao các bệnh về da như rôm sẩy, mụn nhọt,...sẽ có điều kiện để phát triển, khiến nhiều mẹ tìm đến là trà xanh để tắm cho con như một cách tắm cho bé trong ngày hè hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng lá trà xanh để tắm cho bé, mẹ cũng cần chú ý nhiều điều sau:

Thời điểm và cách tắm lá trà xanh cho bé

cách chăm sóc bé sơ sinh vào mùa hè
Thời điểm không nên tắm cho bé sơ sinh là lúc mà lá trà xanh bị nhiễm chất độc, thuốc trừ sâu. Nếu muốn cẩn thận hơn mẹ có thể vò kĩ lá trà xanh tráng qua một lượt nước sôi, rồi mới dùng để tắm cho bé.
Đối với những bé có làn da nhạy cảm hơn so với những bé khác thì những thứ gì tiếp xúc với da của bé mẹ đều phải thử trước với 1 vùng da nhỏ của bé ví dụ như cánh tay, sau vài giờ nếu không thấy những dấu hiệu của dị ứng thì mẹ có thể có bé dùng.
Nếu dùng lá trà xanh để tắm cho bé sơ sinh thì chỉ nên dùng 2 lần trong tuần, nếu dùng nhiều sẽ làm cho da bé ngày càng nhạy cảm hơn. Mẹ có thể thay thế lá trà xanh bằng mướp đắng để tắm cho bé cũng được.

Cẩn thận hơn khi da bé đã từng nhiễm trùng

cách chăm sóc bé sơ sinh vào mùa hè
Lá trà xanh có tác dụng làm mát cơ thể, thích hợp cho bé trong những ngày hè nắng nóng, giúp bạn có thể chăm sóc bé sơ sinh tốt hơn. Tuy nhiên đã có rất nhiều bé phải nhập viện do nhiễm trùng khi tắm với trà xanh. Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng có thể là:
Bé đã từng mắc các bệnh về da hay bị nhiễm trùng
Lá trà xanh dùng để tắm cho bé có nhiễm thuốc trừ sâu

>>>>>Có thể bạn muốn biết: Bé sơ sinh hay mắc bệnh gì vào mùa hè

Chú ý khi tắm lá trà xanh cho bé sơ sinh mùa hè

cách chăm sóc bé sơ sinh vào mùa hè
Sau khi tắm cho bé bằng lá trà xanh mẹ cần tắm qua cho bé để làm trôi bột lá còn trên da bé bằng nước ấm, tránh gây nhiễm khuẩn.
Sau khi tắm xong, dùng phấn rôm bôi vào những vùng da như bẹn, đùi của bé.
Khi trên da bé có những vết thương hở, viêm da, sưng mủ, tốt nhất mẹ không nên tắm cho bé bằng lá trà xanh.
Chỉ nên tắm bằng lá trà xanh khi bé đã rụng rốn, tránh việc nhiễm trùng rốn.
Cách sử dụng lá trà xanh để tắm cho bé sơ sinh: dùng 300g lá trà xanh, dùng tay vò nát lá tráng qua nước sôi, sau đó mới cho vào nước đun sôi. Gạn lấy nước, đổ ra chậu thêm từ từ nước lạnh đến khi đủ độ ấm để tắm cho bé.

Do làn da của bé còn yếu nên trong quá trình tắm cho bé mẹ nên nhẹ nhàng, không nên trà xát quá nhiều. Để giúp cơ thể con nhanh chóng hoàn thiện, sức đề kháng tốt hơn, làn da khoẻ mạnh hơn thì tốt nhất là trong 6 tháng đầu nên nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ giúp nhanh chóng hình thành cơ chế tự bảo vệ cơ thể, mẹ có thể an tâm hơn trong việc nuôi con, chăm sóc con.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ cho sức khoẻ con thì hầu như ai cũng biết nhưng bên cạnh đó việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng cực kì tốt cho các mẹ sau khi sinh như: tránh béo phì, trầm cảm sau khi sinh,...

Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

loi ich nuoi con bang sua me

Lợi ích cho con
Phòng bệnh nhiễm trùng
Kích thích trí não trẻ phát triển
Dễ hấp thụ và dễ tiêu hoá
Sạch, sẵn có, nhiệt độ phù hợp với trẻ
Phòng tiểu đường, béo phì
Lợi ích cho mẹ
Phòng chảy máu sau khi đẻ
Tạo ra sự gắn kết giữa mẹ và con
Chậm có thai trở lại
Tiết kiệm chi phí
Giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng

Điểm yếu của sữa mẹ

loi ich nuoi con bang sua me

Trong sữa mẹ có chứa vitamin K ít hơn so với sữa bò, việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có thể làm bé thiếu vitamin K, tuy nhiên các mẹ có thể yên tâm là hiện nay sau khi sinh trẻ nào cũng được tiêm một mũi vitamin K1 tránh việc xuất huyết sau khi sinh.

Ngoài ra, do bú sữa mẹ, bé có thể bị vàng da nhạt kéo dài khi được từ 21 đến 30 ngày tuổi. Tuy nhiên vấn đề này, các ông bố bà mẹ không cần quá lo lắng, triệu chứng này sẽ mau chóng hết bằng cách thường xuyên cho con phơi nắng.

" Lần đầu tiên làm mẹ hẳn là bạn sẽ rất lo lắng khi không biết phải chăm sóc con cho thật tốt. Ví dụ như là làm sao để nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách; cham soc tre so sinh mua he, mùa đông như thế nào, lúc nào thì nên cho con ăn dặm,... Nói chung là sẽ có rất nhiều thứ để các mẹ phải học, lúc này các mẹ nên tham khảo ý kiến của những người đi trước hoặc bác sĩ để chuẩn bị tốt cho lần đầu tiên làm mẹ của mình."

Mẹ bổ sung gì để tăng lượng sữa

loi ich nuoi con bang sua me

Năng lượng:
So với nhu cầu bình thường thì cơ thể mẹ cần bổ sung thêm 500 Kcal năng lượng để đảm bảo lượng sữa cho bé mỗi ngày.

Protein :
Trong thời gian 6 tháng đầu cho con bú thì lượng đạm cần thiết cần bổ sung cho cơ thể mẹ là >28g/ngày

Chất béo:
Bổ sung thêm chất béo để đảm bảo lượng chất béo trong sữa mẹ, cần thiết cho sự phát triển cho trẻ về trí não cũng như thị lực.

Vitamin và khoáng chất:


Để bổ sung đủ vitamin và khoáng chất, trong bữa ăn của mẹ phải có các loại rau củ, vừa tốt cho cơ thể mẹ cũng như để nuôi con.

>>>> Có thể bạn muốn biết: Những lầm tưởng hay gặp về sữa mẹ

Nhiều mẹ sẽ cho rằng việc nấu những món ăn dặm cho trẻ 6 tháng sẽ rất đơn giản, do trẻ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi trong giai đoạn đầu tiên chủ yếu bé chỉ có thể ăn bột, cháo loãng hay những loại rau củ đã được nghiền hay xay nhuyễn. Nhưng cũng có những món cách chế biến cũng không đơn giản đâu nhé các mẹ, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến các mẹ cách làm món ăn dặm cho trẻ 6 tháng cực ngon.

Chuối nghiền

món ăn dặm cho trẻ 6 tháng
Chuối là loại quả rất khó bảo quản trong tủ lạnh, rất dễ bị đen nên khi làm món này cho bé tốt nhất mẹ chỉ nên làm vừa đủ mà thôi, không nên làm nhiều sẽ không bảo quản được.
Nguyên liệu: chuối tiêu chín: 1/2 quả, sữa mẹ hoặc sữa công thức hoặc nước lọc: 1 muỗng canh.
Cách chế biến: dùng một chiếc muỗng để dằm nát chuối, sau đó thêm từ từ nước hoặc sữa đến khi đạt được độ đặc hoặc loãng vừa ý (tuỳ theo ý của mẹ).
Để có thể ăn được ngon nhất thì mẹ nên cho bé ăn ngay sau khi đã làm xong nhé.

Đậu Hà Lan nghiền

món ăn dặm cho trẻ 6 tháng
Đối với đậu Hà Lan khi được bảo quản trong tủ lanh sẽ rất dễ bị đặc hoặc dính cục. Muốn sử dụng đậu thì trước hết mẹ cần dã đông để đậu loãng và rời ra.
Nguyên liệu: đậu Hà Lan dạng hạt: 480g. 
Cách chế biến: 
Đem đậu vào nồi hấp trong khoảng 6 phút cho đến khi đậu chín mềm. Sau khi đậu chín thì mẹ vớt ra, nhớ giữ lại phần nước hấp.
Cho đậu đã hấp chín vào máy xay để xay nhuyễn, nếu muốn chắc chắn không còn cặn mẹ có thể ray qua lưới. Sau đó thêm từ từ phần nước hấp đã giữ lại vào đậu đến khi đạt được độ đặc hay loãng theo ý mẹ.
Chú ý: Với cách làm tương tự như thế này mẹ cũng có thể làm món mận nghiền, lê nghiền hay táo nghiền nữa đó. Nhưng đối với táo thì mẹ nên chọn táo ngọt, lê thì lúc chế biến hãy gọt để tránh việc lê để lâu chuyển màu sang nâu.

"Chuẩn bị tốt nhất để chào đón đứa con của mình sắp ra đời là điều mà mẹ nào cũng muốn. Và cách tốt nhất là mẹ cần bổ sung những dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mình, mẹ khoẻ thì con mới khoẻ được. Điều này không chỉ đúng trong giai đoạn mang thai mà sau khi sinh con ra trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ thì dinh dưỡng cơ thể mẹ cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con, cơ thể mẹ khoẻ thì sữa mẹ mới tốt, con bú sữa mẹ cũng hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn."

Bơ nghiền

món ăn dặm cho trẻ 6 tháng
Bơ nghiền là món được khá nhiều bé yêu thích bởi nó có độ thơm ngon vừa phải, các mẹ cũng thích làm món này bởi bơ vừa tươi ngon và cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho con.
Nguyên liệu: bơ: 1/2 quả, nước hoặc sữa
Cách chế biến: dùng muỗng nghiền nát bơ thêm nước hoặc sữa đến khi đạt được độ đặc hoặc loãng theo ý mẹ hay nhu cầu ăn của con,

Bí đỏ nghiền

món ăn dặm cho trẻ 6 tháng
Bí đỏ có độ ngọt tự nhiên nên được khá nhiều trẻ yêu thích. 
Nguyên liệu: 450g bí đỏ, nước: 15 ml và chuẩn bị thêm một chút dầu ăn.
Cách chế biến: 
Bí đỏ sau khi đã sơ chế qua (gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch) đặt lên khay nướng, dùng nĩa hoặc đầu dao nhọn đâm lên phần vỏ bí. Cho bí vào lò nướng, nhớ phết một ít dầu ăn lên khay nướng, đợi đến khi bị chín mềm khoảng 45 phút thì lấy ra.
Lấy phần thịt quả bí, cho vào máy xay để xay nhuyễn. Nếu muốn cho bé ăn loãng mẹ có thể thêm một ít nước tuỳ theo ý thích. 
Chú ý: với cách làm này mẹ cũng có thể áp dụng cho món  khoai lang nghiền. Một số loại trái cây như: đu đủ, xoài khá mềm nên mẹ không cần phải xay nhuyễn có thể dùng thìa múc trực tiếp cho trẻ ăn. Cá loại rau củ thì mẹ nên hấp hơn là luộc như vậy sẽ giữ được những vitamin sẵn có trong rau.

Thật ra các món ăn dặm cho trẻ 6 tháng có cầu kì mấy cũng không thể so với những món ăn của người lớn nên chỉ cần mẹ bỏ chút thời gian là làm được thôi. Chúc các mẹ thành công.

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Để chăm sóc da cho trẻ sơ sinh vào mùa hè nói riêng cũng như cham soc tre so sinh mua he nói chung, mẹ cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về các bệnh thường gặp trong ngày hè cũng như cách phòng và điều trị các bệnh đó. Khi đó mẹ sẽ không còn bối rối trong việc chăm sóc con hay lúc con bị bệnh nữa.
cham soc tre so sinh mua he

Các bệnh về da của trẻ sơ sinh vào mùa hè

Khi mới sinh ra cơ thể bé chưa phát triển hoàn chỉnh, tất nhiên là da bé cũng còn non nớt, khá nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Lúc này trẻ sẽ hay bị mắc các bệnh về da, tuy nhiên các ông bố bà mẹ cũng không cần lo lắng quá nhiều vì chúng sẽ nhanh khỏi mà không cần sử dụng các loại kem hay thuốc nào cả. Chẳng hạn, trẻ sơ sinh sẽ có những bớt màu tím, hạt kê, u mạch,... những cái này sẽ dần mất đi theo thời gian trẻ lớn lên.

cham soc tre so sinh mua he

Rôm sẩy là bệnh mà trẻ sơ sinh hay mắc phải nhất trong những ngày hè nắng nóng, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh với đặc điểm nắng nóng quanh năm. Bệnh này trở nặng khi thời tiết càng nóng bức, mồ hôi trẻ ra nhiều không kịp thoát, bị tắc nghẽn. Rôm sẩy gây khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ, khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh có thể bị ban hạt kê do tắc các ống bài tiết mồ hôi. Biểu hiện của bệnh ban hạt kê đỏ là xuất hiện những mụn nước đỏ, cứng ở vùng thân trên, vùng bị hăm, khiến trẻ bị ngứa.

Bệnh chốc cũng là một trong những bệnh thường gặp trong ngày hè nắng nóng, nguyên nhân do nhiễm trùng da bởi liên cầu trùng. Trẻ sơ sinh cũng dễ bị bệnh nhọt, đây là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh do tụ cầu, biểu hiện là trẻ bị sốt, nhiễm trùng huyết, viêm hạch kế cận. Hay trẻ có thể mắc bệnh u mềm lây nguyên nhân là do vi-rút dây nhiễm trùng, rất dễ lây lan.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh còn có thể mắc các bệnh thông thường khác do sự thiếu vệ sinh của cha mẹ như lang ben, ghẻ, hăm da do mặc tã lót… làm trẻ khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

>>>>Có thể bạn muốn biết: Nhắc mẹ 4 bệnh trẻ dễ mắc vào mùa hè

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh về da vào mùa hè


cham soc tre so sinh mua he

Điều đầu tiên mà các bà mẹ cần phải làm là chăm sóc cho da bé luôn được khô ráo và thoáng mát. Thường xuyên tắm và lau người cho trẻ bằng nước ấm. Dùng nước ấm vừa đủ, nước nóng quá sẽ làm da bé bị phỏng rộp, nước lạnh có thể gây cảm lạnh cho trẻ.

Sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ, không dùng sữa tắm dành cho người lớn hay dùng nước hoa, nước thơm có thể gây kích ứng da. Tắm xong thì dùng khăm mềm lau khô người cho trẻ.

Đối với quần áo của trẻ sơ sinh thì phải được giặt kỹ bằng xà phòng có ít chất xút, và nên ngâm trong nước xả vải cho mềm. Lựa chọn quần áo có chất liệu là cotton, giúp thấm hút mồ hôi hiệu quả và thoáng mát với trẻ. Phơi quần áo trẻ ở nơi có ánh nắng mặt trời, mẹ nên ủi qua trước khi cất đi, dành riêng một tủ quần áo cho trẻ.
cham soc tre so sinh mua he


Nếu dùng bỉm tã cho bé mẹ nên chọn những loại bỉm có khả năng chống hăm tã, mềm mại với da của bé, không có cảm giác bị bí. Bên cạnh việc giặt sạch quần áo thì chăn, gối của trẻ cũng cần giặt giũ thường xuyên.

Cuối cùng, nếu trẻ có những biểu hiện bệnh về da ngày càng nặng thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để kịp thời chữa trị. Không dùng các loại thuốc hay kem khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

" Với lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ trong việc bảo vệ sức khoẻ con, thì việc cho con bú sữa mẹ cũng là cách để ngăn ngừa các bệnh về da cho trẻ nói riêng cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè nói chung. Nếu lâm bồn trong những ngày hè nắng nóng thì mẹ càng nên nuôi con bằng sữa mẹ để chăm sóc con thật tốt."